Nguyên nhân hình thành Sông cảm triều

Sau khi sóng dài của thuỷ triều tiến vào cửa sông, không những bị sự giảm dần của độ sâu nước và sự co hẹp của hai bờ ảnh hưởng, mà còn bị dòng nước khá lớn đổ dồn về hạ du khiến cho sự tiến nhập của sóng triều bị cản trở, do đó hiện tượng thuỷ triều ở cửa sông cũng thường khá phức tạp.

Khi sóng triều ở đoạn cửa sông tiến về phía trước, một mặt bị sự nâng lên và lực cản của lòng sông ảnh hưởng, một mặt bị sự cản trở của nước sông đổ xuống, năng lực lên xuống của nước triều dần dần tiêu hao, tốc độ dòng chảy giảm dần.

Khi sóng triều tiến về phía trước một khoảng cách tương đối, nước triều rút ở ngoài cửa sông, thì nước triều ở trong cửa sông lập tức chảy về biển lại, mực nước của con triều liên tục không ngừng rút xuống, thuỷ lượng triều rút tính từ sườn sau của sóng triều cũng nhiều thêm. Vì vậy, không chỉ lưu tốc ngược dòng sóng triều vì nguyên do lực cản của dòng sông nên suy yếu, mà chính là thuỷ lượng vì nguyên do triều rút mà giảm bớt. Đợi khi sóng triều đi ngược dòng cho đến một địa điểm nào đó, lưu tốc dòng triều đúng lúc triệt tiêu lẫn nhau với tốc độ xả xuống hạ du của dòng sông, nước triều thôi chảy ngược, chỗ đó gọi là ranh giới nước triều.

Ở phía trên ranh giới nước triều, sóng triều vẫn liên tục không ngừng đi ngược dòng, đây là kết quả do dòng sông bị tắc nghẽn và bồi tích, nhưng mà chiều cao của sóng triều suy giảm nhanh chóng và mãnh liệt, cho đến chỗ chênh lệch triều cao và triều thấp bằng không thì thôi, ta mới gọi đây ranh giới vùng triều.